Căng thẳng, Stress - Thủ phạm hàng đầu gây ra Hội chứng ruột kích thích

Lượt xem : 1025

Bạn là một nhân viên văn phòng hay đang làm giáo viên, bác sĩ… Công việc của bạn dù ít hay nhiều cũng có lúc rất áp lực và bạn cảm thấy căng thẳng, stress với chúng. Lúc này bạn có bao giờ thấy bụng dạ của mình rất khó chịu, ậm ạch, đầy hơi, căng tức? Có lúc còn gặp tình trạng đau dạ dày và tiêu chảy. Bạn có biết lý do tại sao không? Các nhà khoa học cho rằng tình trạng căng thẳng stress kéo dài gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, đặc biệt, nó là thủ phạm hàng đầu kích hoạt Hội chứng ruột kích thích IBS. Hãy cùng đi tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết dưới đây.

 

  1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng.

Thomson W.D. (1990) đã định nghĩa: Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome - IBS).

Hiện nay, nhờ các thăm dò hiện đại về hình thái và chức năng của ruột đã dần làm sáng tỏ, cơ chế điều chỉnh ống tiêu hóa chủ yếu là sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột (trục não –ruột) và hệ thống mạng lưới thần kinh hoạt động cùng với nhau để thực hiện nhịp nhàng chức năng bình thường của ruột.

Hội chứng ruột kích thích gồm các thể dưới đây:

  • Hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C): phân cứng hoặc thành nhiều cục ≥25% số lần đại tiện, lỏng (sệt) hoặc phân nước ≤25% số lần đại tiện.
  • Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D): phân lỏng (sệt) hoặc phân nước ≥25% số lần đại tiện, phân cứng hoặc thành nhiều cục ≤25% số lần đại tiện.
  • Hội chứng ruột kích thích hỗn hợp (IBS-M): phân cứng hoặc thành nhiều cục ≤25% số lần đại tiện, phân lỏng (sệt) hoặc phân nước ≤25% số lần đại tiện.
  • Hội chứng ruột kích thích không đặc trưng: độ đặc của phân không đủ bất thường để đáp ứng tiêu chuẩn của IBS-C, IBS-D, IBS-M.

 

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Cơ chế bệnh sinh của hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng thần kinh chi phối ống tiêu hóa chủ yếu là sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột (trục não-ruột: Brain-Gut Axis). Các nhà khoa khoa học cho rằng có thể coi cơ chế gây ra IBS là một phức hợp gồm 3 yếu tố sau:

  • Tăng tính nhạy cảm bất thường của ống tiêu hóa, ống tiêu hóa dễ bị kích thích.

Những người bị IBS có thể nhạy cảm với tín hiệu của hệ thần kinh tiêu hóa. Người bình thường, khi gặp hiện tượng khó tiêu nhẹ, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để chức năng tiêu hóa trở về bình thường. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng ruột kích thích, thì tính nhạy cảm của hệ thống thần kinh luôn ở mức cao, chỉ cần một dấu hiệu bất thường trong ổ bụng, thức ăn lạ, thời tiết… đều dẫn đến hiện tượng đau quặn bụng, đi ngoài ngay lập tức.

  • Rối loạn vận động của ruột theo hướng tăng hoặc giảm nhu động ruột.

Tốc độ của nhu động đẩy trong lòng ruột không tỷ lệ thuận với sự co cơ tại chỗ (co thắt đoạn). Khi co thắt mạnh hơn so với nhu động đẩy thì gây ra táo bón. Khi co thắt yếu hơn so với nhu động đẩy thì ruột già tống phân ra nhanh, ruột non giảm hấp thu ở niêm mạc, gây ra tiêu chảy.

  • Yếu tố tâm lý

Những bệnh nhân có rối loạn tâm lý, đặc biệt các yếu tố stress, bệnh tâm lý như trầm cảm… mắc IBS thường xuyên và ở mức độ nặng hơn so với những người bình thường.

Các yếu tố tâm lý như căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng đến thần kinh và làm cho hệ thống tiêu hóa hoạt động quá mức dẫn đến IBS.

  1. Căng thẳng, stress ảnh hưởng tới IBS như thế nào?

Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột (dây thần kinh phế vị hay dây số X), một hệ thống gồm hàng trăm hàng triệu dây thần kinh giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. Sự căng thẳng stress kích hoạt phản ứng “bay hoặc chiến đấu” (fight or flight) trong hệ thống thần kinh trung ương của bạn, hệ tiêu hóa có thể đóng cửa vì hệ thống thần kinh trung ương của bạn tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa của bạn, và giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa.

Khi các căng thẳng qua đi, hệ thần kinh trung ương sẽ ra lệnh cho toàn bộ hệ thống quay trở về hoạt động bình thường. Nhưng nếu hệ thần kinh trung ương không thể quay về hoạt động bình thường hoặc áp lực căng thẳng không mất đi, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể của bạn, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Nếu bạn bị IBS, đại tràng của bạn có thể phản ứng quá mức chỉ với một rối loạn nhẹ của hệ thống tiêu hóa. Một số nghiên cứu thống kê cho thấy có đến 80% những người bị IBS sẽ gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa nhất định.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng tin rằng IBS bị ảnh hưởng bởi hệ thống miễn dịch, mà hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng bởi stress.

 

  1. Một số triệu chứng đường tiêu hóa thường xảy ra ở bệnh nhân mắc IBS do căng thẳng stress:
  • Chảy máu dạ dày muộn
  • Tăng nhu động và bài tiết đại tràng
  • Tăng cảm giác đau và khó chịu - tăng độ nhạy cảm nội tạng
  • Thay đổi mức độ cân bằng vi khuẩn đường ruột

 

  1. Giảm thiểu ảnh hưởng của căng thẳng stress với bệnh nhân mắc IBS
  • Một chế độ ngủ tốt: thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng.
  • Học cách quản lý thời gian một cách hợp lý, như vậy bạn có thể cân đối giữa công việc và cuộc sống.
  • Giảm bớt thời gian sử dụng các loại phương tiện có màn hình ánh sáng xanh như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, laptop… Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều dẫn chứng về những ảnh hưởng của các thiết bị này đến hệ thần kinh và khả năng gây ra những căng thẳng stress.
  • Tập thiền, yoga: Thông qua việc học thở sâu và tập trung suy nghĩ của bạn, bạn có thể có khả năng xử lý căng thẳng tốt hơn.

  • Chế độ ăn uống:

 

  • Tăng cường chất xơ giúp cho nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Việc dung nạp các loại rau xanh và trái cây tươi chứa nhiều chất xơ như rau mồng tơi, táo chuối, cà rốt, dưa leo, bắp cải… điều độ hàng ngày sẽ giúp người bệnh đi cầu dễ dàng hơn.
  • Uống 1 ly nước ấm mỗi ngày vào buổi sáng sẽ giúp làm mềm ruột và cải thiện hiệu quả hoạt động của nhu động ruột.
  • Ngoài ra, người bệnh chú ý uống ít nhất 6-8 ly nước mỗi ngày- một biện pháp khá đơn giản giúp làm mềm các chất thải, ngăn ngừa và cải thiện táo bón hiệu quả.
  • Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn
  • Không nên ăn các loại thức ăn đã qua tinh chế, kiêng chè đặc, bia rượu và các gia vị cay nóng bởi nó có thể gây kích thích ruột co thắt gây đau bụng, làm tắc nghẽn đường ruột khiến cho triệu chứng táo bón tăng nặng.

  • Chế độ luyện tập
  • Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ bị táo bón.
  • Tập thể dục hàng ngày, siêng năng vận động, hạn chế ngồi lâu 1 chỗ cũng là cách chữa trị táo bón hiệu quả.
  • Sử dụng sản phẩm bổ sung:

Bên cạnh việc chú ý đến kiểm soát căng thẳng, stress, các bệnh nhân mắc IBS cần chú ý đến chế độ ăn uống, luyện tập và sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung.

Xu hướng của y học hiện đại trong điều trị Hội chứng ruột kích thích (IBS) là sử dụng kết hợp giữa lợi khuẩn, 5-HTP và thảo dược thiên nhiên nhằm cho hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh mà không gặp những tác dụng phụ như khi sử dụng các thuốc Tây y trên.

 

Với sự phát triển của xã hội, các áp lực căng thẳng càng ngày càng gia tăng. Đây chính là thủ phạm hàng đầu đẩy tỷ lệ số người mắc hội chứng ruột kích thích gia tăng không ngừng qua các năm. Hội chứng ruột kích thích (IBS) xảy ra trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, hãy cố gắng giảm nhẹ các căng thẳng stress trong cuộc sống để tránh nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời những bệnh nhân mắc IBS cần sớm thực hiện các biện pháp quản lý căng thẳng nhằm sớm giảm thiểu các ảnh hưởng của Hội chứng ruột kích thích tới cuộc sống. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

>>> Xem thêm:

Gửi câu hỏi