Dấu hiệu bị viêm đại tràng dễ nhận biết
Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là ung thư đại tràng. Theo tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) ước tính năm 2018, ở Việt Nam số người mắc mới ung thư đại trực tràng lên tới hơn 14 nghìn người và hơn 7 nghìn trường hợp tử vong vì bệnh này. Vì vậy chúng ta cần để ý hơn đến những dấu hiệu bị viêm đại tràng để kịp thời có phương pháp điều trị thích hợp.
Dấu hiệu bị viêm đại tràng dễ nhận biết
Đại tràng là phần cuối cùng của ống tiêu hóa trong cơ thể, dài khoảng 1,2m, làm nhiệm vụ hấp thụ nốt lượng nước và muối khoáng từ thức ăn từ ruột non đưa xuống, cùng với sự hỗ trợ của vi khuẩn để phân hủy thức ăn thành phân. Khi thức ăn đã được tiêu hóa xong, đại tràng thực hiện co bóp bài tiết phân qua trực tràng và thải ra ngoài. Chính vì vậy, khi có những bất thường ở đại tràng như viêm đại tràng, người bệnh rất dễ gặp phải những triệu chứng sau:
- Đau bụng
Đây dấu hiệu bị viêm đại tràng thường gặp nhất nhưng dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Cơn đau có thể quặn nhiều lần hoặc âm ỉ, đau dọc khung đại tràng hay hai bên hố chậu, hoặc đau lâm râm quanh rốn… Cảm giác giảm đau dễ chịu sau khi đi vệ sinh.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Người bệnh viêm đại tràng đi đại tiện trên 2 lần/ngày (có khi tới 4-5 lần), có thể táo hoặc tiêu chảy. Tính chất phân đa dạng: lỏng nát, không thành khuôn, phân có thể lẫn nhầy và máu, có trường hợp bị xen lẫn táo và lỏng. Người bệnh luôn cảm giác mót rặn, vừa đi vệ sinh xong lại muốn đi tiếp.
- Đầy bụng, trướng hơi
Một dấu hiệu bị viêm đại tràng khác là bụng căng trướng, đầy hơi, cảm giác ăn khó tiêu nên chán ăn, có thể gặp tình trạng trung tiện nhiều. Tuy nhiên đây không phải triệu chứng điển hình của bệnh, không phải tất cả người bị viêm đại tràng đều gặp phải.
- Triệu chứng toàn thân: chán ăn, mệt mỏi và sụt cân nhanh
Bệnh viêm đại tràng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nen khiến cho người bệnh thường xuyên chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh, người xanh xao, dễ cáu gắt…
Đây là những biểu hiện lâm sàng cụ thể và thường gặp của bệnh viêm đại tràng, nhưng cũng có thể nhầm lẫn với bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, polyp đại tràng, ung thư đại tràng. Để xác định chắc chắn, người bệnh nên đến cơ sở y tế khi gặp những triệu chứng này để được nội soi đại tràng thêm. Ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính, trên hình ảnh nội soi dễ thấy những vết viêm loét, xung huyết niêm mạc đại tràng.
Dấu hiệu bị viêm đại tràng
>>> Xem ngay: Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
Lời khuyên cho bệnh nhân khi có dấu hiệu bị viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa, chịu nhiều ảnh hưởng của chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Thực tế, bên cạnh việc kê thuốc để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân, các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo về vấn đề ăn uống như:
- Nên kiêng ăn:
+ Đồ ăn tái sống, ôi thiu, để nhiều ngày: Đồ ăn lạnh, tái sống, không đảm bảo vệ sinh (nem chua, tiết canh, gỏi, rau sống,…) chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, các độc tố nấm mốc gây rối loạn tiêu hóa. Với người viêm đại tràng, đường tiêu hóa vốn đã yếu nên càng tránh xa các loại thực phẩm này.
+ Các loại hải sản, đồ tanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: hải sản chứa hàm lượng đạm lớn gây khó tiêu, đồ ăn chiên xào nhiều dầu cũng làm gia tăng áp lực lên đại tràng.
+ Chất kích thích như rượu bia, đồ uống có ga, cà phê, món ăn quá chua hoặc quá cay… sẽ kích thích tăng co thắt đại tràng, làm các vết loét trên niêm mạc đại tràng thêm tổn thương và các triệu chứng viêm đại tràng càng thêm trầm trọng.
Viêm đại tràng nên kiêng ăn đồ tái sống
- Nên ăn:
Ở bệnh viêm đại tràng, đường tiêu hóa của người bệnh đang bị tổn thương nên cần áp dụng những thực phẩm được chế biến ở dạng lỏng và chia thành nhiều lần trong ngày để hỗ trợ việc tiêu hóa. Một số loại thực phẩm được khuyến cáo như:
+ Thực phẩm giàu đạm dễ hấp thu: cá, thịt ninh kỹ hoặc xay nhỏ, đậu phụ, đạm thực vật (sữa đậu nành, tảo spirunila…)
+ Những loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin, chất xơ, nhất là trong trường hợp người bệnh bị táo bón.
+ Sữa chua không chỉ cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa mà còn là nguồn cung cấp protein, vitamin dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn nhiều hơn 2 hộp mỗi ngày.
+ Nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là các loại nước khoáng kiềm vì ở người viêm đại tràng thường xuyên gặp tình trạng đi ngoài nhiều lần dễ làm cho cơ thể bị mất nước và điện giải.
Viêm đại tràng nên ăn thịt cá
Viêm đại tràng là bệnh lý mãn tính, hiện chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu bị viêm đại tràng, người bệnh nên lưu ý giữ gìn chế độ ăn uống lành mạnh thích hợp và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ.
>>> Xem ngay:
- Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Top 8 thực phẩm nên ăn nhiều
- Viêm loét đại tràng chảy máu xuất huyết nguy hiểm đến mức nào?
- Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng trên lâm sàng và cận lâm sàng
- Cách cải thiện viêm đại tràng không cần thuốc tây mà vẫn hiệu quả
- [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Viêm đại tràng nên uống gì?
- 5 bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt tốt nhất
- Viêm đại tràng nên ăn quả gì? 5 trái cây tốt cho đại tràng nhất
- 5 cách trị viêm đại tràng từ thảo dược thiên nhiên an toàn và hiệu quả
- Viêm đại tràng cấp tính không trị dứt điểm sẽ thành mạn tính
- Viêm đại tràng ăn gì tốt? 15 loại đồ ăn thức uống cần phải tránh
Bài đọc nhiều nhất
- Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa (phần 1)
- Nhờ có bonibaio bệnh đại tràng 10 năm đã ổn
- Viêm đại tràng tiếng anh là gì?
- Viêm đại tràng nên ăn rau quả gì tốt
- Chia sẻ cách chữa viêm đại tràng bằng quả sung
- Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? dưới đây là câu trả lời cho người bệnh
- Viêm đại tràng co thắt khám ở đâu chính xác nhất?
- Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
- 4 dấu hiệu bệnh viêm đại tràng điển hình nhất
- 6 dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt mà bạn nên biết
Gửi câu hỏi
Tags