Dấu hiệu viêm đại tràng và viêm đại tràng nên ăn gì?
Khi cơ thể của bạn có những dấu hiệu khó chịu ở vùng bụng, bạn hãy nghĩ ngay đó có thể là dấu hiệu viêm đại tràng, dấu hiệu đó có thể là đau bụng thường xuyên, đầy hơi và chướng bụng,… khi có những dấu hiệu này người bệnh nên để ý để có những biện pháp chữa trị kịp thời.
Dưới đây là một số dấu hiệu viêm đại tràng mà bạn cần biết:
Đau bụng
Đau bụng là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng, nhưng chúng làm cho người bệnh dễ nhầm lẫn với những căn bệnh liên quan đến vùng bụng khác. Biểu hiện của bệnh là khi ăn đồ ăn lạ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, có cồn, nước ngọt có nhiều gas, hoặc những đồ ăn không được đảm bảo vệ sinh sẽ gây ra hiện tượng đau bụng, kèm theo đó là cảm giác muốn đi đại tiện, và sau khi đi đại tiện xong bụng sẽ bớt đau hơn.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài nhiều ngày
Khi người bệnh có dấu hiệu đi đại tiện hơn 2 lần trong một ngày, kèm theo đó là tình trạng phân lỏng, phân có dấu hiệu đầu thì rắn đuôi thì lỏng, người bệnh luôn có cảm giác mót rặn, vừa đi xong lại muốn đi tiếp, đi vệ sinh có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ,… với những dấu hiệu này thì khả năng bị viêm đại tràng là khá cao, vậy nên người bệnh cần để ý.
Đầy bụng, chướng hơi
Dấu hiệu tiếp theo của bệnh viêm đại tràng mà bạn có thể mắc phải là bụng có cảm giác căng tức, ăn khó tiêu, đầy hơi,… bị các dấu hiệu này thì bạn cũng có khả năng đã bị viêm đại tràng.
Khuôn phân thay đổi
Khi bị viêm đại tràng, thì dấu hiệu khi đi đại tiện là phân ít thành khuôn, bề mặt phân không mịn, hay bị táo bón nhưng phân lại lỏng. Nếu bị nặng có thể kèm theo máu trong phân hoặc là dịch nhầy.
Triệu chứng mệt mỏi, chán ăn và sụt cân nhanh
Nếu có dấu hiệu chán ăn thường xuyên, mệt mỏi kèm theo đó là cảm giác chướng bụng, khó tiêu, sụt cân nhanh chóng thì bạn nên nghĩ ngay đến căn bệnh viêm đại tràng mà mình có thể đã mắc phải
Ngoài ra dấu hiệu viêm đại tràng còn có thể nặng hơn khi bệnh nhân bị rối loạn đại tiện kèm theo đó là triệu chứng sốt, nôn, đi ngoài ra máu,…
Bệnh viêm đại tràng còn có dấu hiệu có điểm tương đồng với hội chứng ruột kích thích.
Người bệnh bị viêm đại tràng cần có chế độ ăn lành mạnh và đảm bảo vệ sinh, dưới đây là chế độ ăn cho người bị bệnh:
Một số thực phẩm được cho là nguồn phát sinh cho những dấu hiệu của bệnh đại tràng bùng phát, vì vậy việc điều chỉnh chế độ ăn uống một cách hợp lý có thể làm cho các dấu hiệu của bệnh được thuyên giảm, làm giảm tần suất của các đợt tái phát bệnh diễn ra trong tương lai.
Dấu hiệu viêm đại tràng
Không có một chế độ ăn uống nào phù hợp với tất cả người bệnh bị viêm đại tràng, việc xây dựng nên chế độ ăn uống cần phụ thuộc vào quá trình loại bỏ. Tùy theo dấu hiệu viêm đại tràng đang mắc phải, các chế độ ăn uống sau được khuyến khích dùng cho người bị viêm đại tràng.
- Chế độ ăn nhiều calo: Người bị viêm đại tràng thường có khả năng tiêu hóa kém khiến họ dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, giảm cân. Việc duy trì thực đơn bao gồm các thực phẩm giàu calo sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
- Bữa ăn ít chất béo: Tiêu thụ nhiều chất béo có thể khiến bệnh nhân bị đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy trong giai đoạn tiến triển, người bị viêm đại tràng thường được khuyến cáo không nên ăn các thực phẩm này.
- Thực đơn không chứa lactose: Trong chế độ ăn cho người viêm đại tràng không có khả năng dung nạp lactose nên tránh sử dụng các thực phẩm chứa loại đường này vì chúng có thể gây tiêu chảy nặng hơn.
- Chế độ ăn được cắt giảm chất xơ: Nó thích hợp cho những bệnh nhân đang bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Bữa ăn ít muối: Một số bệnh nhân bị viêm đại tràng được điều trị bằng thuốc kháng viêm corticosteroid có thể bị giữ nước trong cơ thể. Thực hiện chế độ ăn ít muối sẽ hữu ích cho những đối tượng này.
- Chế độ ăn không chứa gluten: Nhạy cảm với gluten có thể gây ra nhiều biểu hiện xấu ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn ói, chướng hơi… Những người viêm đại tràng gặp phải vấn đề này có thể xem xét thực hiện chế độ ăn không gluten.
Dù áp dụng theo chế độ ăn nào thì người bệnh cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Chất đạm : Tổng lượng protein cần thiết cho người viêm đại tràng không nên vượt quá 1g/kg/ngày.
- Năng lượng: Tùy theo thể trạng, tuổi tác mỗi người có thể bổ sung từ 30-35kcal/kg
- Chất béo: Tiêu thụ không quá 15g/ngày.
- Cắt giảm lượng chất béo, tăng chất xơ hòa tan khi bị táo bón
- Ăn nhiều bữa nhỏ để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, cứ sau 3-4 giờ ăn một lần.
- Uống nhiều nước để phòng ngừa táo bón hoặc mất nước do tiêu chảy
- Thức ăn cần được nấu chín trước khi sử dụng
- Ăn uống đúng đúng giờ. Các bữa ăn nên được ấn định vào một thời điểm cố định trong ngày.
- Tránh uống nước ngọt có ga, rượu, cà phê và các thức uống kích thích khác
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng
Trên đây là những dấu hiệu viêm đại tràng và chế độ ăn uống cho người bệnh, tuy nhiên để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ để có biện pháp chữa trị hợp lý nhất.
>>> Xem thêm: Viêm đại tràng là gì?
Bài đọc nhiều nhất
- Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa (phần 1)
- Nhờ có bonibaio bệnh đại tràng 10 năm đã ổn
- Viêm đại tràng tiếng anh là gì?
- Viêm đại tràng nên ăn rau quả gì tốt
- Chia sẻ cách chữa viêm đại tràng bằng quả sung
- Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? dưới đây là câu trả lời cho người bệnh
- Viêm đại tràng co thắt khám ở đâu chính xác nhất?
- Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
- 4 dấu hiệu bệnh viêm đại tràng điển hình nhất
- 6 dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt mà bạn nên biết
Gửi câu hỏi
Tags