Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý đường ruột rất thường gặp. Dựa vào triệu chứng và tính chất phân mà bệnh được chia thành 4 thể. Bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về một trong bốn hội chứng ruột kích thích thường gặp là hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D).
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng.
Thomson W.D. (1990) đã định nghĩa: Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome - IBS).
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý thường gặp trên thế giới, theo thống kê, cứ 100 người thì có 15 – 20 người bị hội chứng ruột kích thích này. Thường thì tỷ lệ mắc hội chứng này ở bệnh nhân nữ cao gấp 2 lần so với nam giới. Hội chứng ruột kích thích có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng độ tuổi có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này là từ 30 tuổi đến 50 tuổi.
Hội chứng ruột kích thích gồm các thể dưới đây:
- Hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C): phân cứng hoặc thành nhiều cục ≥25% số lần đại tiện, và lỏng (sệt) hoặc phân nước ≤25% số lần đại tiện.
- Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D): phân lỏng (sệt) hoặc phân nước ≥25% số lần đại tiện, và phân cứng hoặc thành nhiều cục ≤25% số lần đại tiện.
- Hội chứng ruột kích thích hỗn hợp (IBS-M): phân cứng hoặc thành nhiều cục ≤25% số lần đại tiện, và phân lỏng (sệt) hoặc phân nước ≤25% số lần đại tiện.
- Hội chứng ruột kích thích không đặc trưng: độ đặc của phân không đủ bất thường để đáp ứng tiêu chuẩn của IBS-C, IBS-D, IBS-M.
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
Trong 4 thể bệnh của Hội chứng ruột kích thích (IBS) thì thể tiêu chảy chiếm đến 1/3 lượng bệnh nhân mắc với các triệu chứng điển hình sau:
- Đau bụng
Cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ chỗ nào trong vùng bụng, thường là giữa bụng hoặc bên trái và có thể đau quặn lên. Khi cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trên, nó có thể bị nhầm lẫn với loét dạ dày tá tràng hoặc đau túi mật.
Vị trí đau khác nhau có thể khác nhau giữa từng người, và một người có thể có nhiều vị trí đau khác nhau. Đôi khi, cơn đau đến sau khi ăn và có thể giảm nhẹ sau khi đi tiêu.
Hình ảnh: Bệnh nhân đau quặn bụng
- Chướng bụng, đầy hơi
Bụng căng to, ậm ạch khó chịu sau khi ăn. Những biểu hiện này khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh dạ dày. Đôi khi nó trầm trọng đến nỗi phải nới lỏng quần áo.
Bệnh nhân thường gặp tình trạng chướng bụng đầy hơi trong IBS
- Tiêu chảy
Đây là triệu chứng điển hình của Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS – D).
Thông thường, thức ăn khi đưa vào cơ thể sau 2-3 ngày sẽ được hấp thu triệt để nước và các chất dinh dưỡng; các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài. Do đó, một người khỏe mạnh có thể đi đại tiện 1-2 lần/ngày, phân thành khuôn, không lỏng hoặc nát.
Ở những bệnh nhân mắc IBS-D, đường ruột co thắt yếu hơn so với nhu động đẩy, dẫn đến thức ăn qua ruột diễn ra nhanh hơn, gây ra tình trạng tiêu chảy (ỉa chảy) hay đi ngoài phân lỏng xảy ra nhiều hơn 3 lần một ngày.
Đặc điểm:
- Tính chất phân: Phân lỏng (sệt) hoặc phân nước ≥25% số lần đại tiện, và phân cứng hoặc thành nhiều cục ≤25% số lần đại tiện.
- Số lần đi tiêu: Một nghiên cứu đã chỉ ra, những trường hợp IBS – D chiếm ưu thế trung bình mỗi tuần đi tiêu 12 lần, gấp 2 lần so với người bình thường.
Tình trạng tiêu chảy thường xuyên diễn ra khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái căng thẳng stress.
Các biến chứng của hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
Nếu triệu chứng tiêu chảy kéo dài, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số nguy cơ sau:
- Do mất nước và điện giải, có thể gây ra các biến chứng:
+ Mất nước ưu trương
+ Suy thận
+ Sốc giảm thể tích
+ Hạ Kali máu
- Tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến niêm mạc đường ruột bị tổn thương và có thể dẫn đến các biến chứng:
+ Xuất huyết
+ Lồng ruột
+ Kém hấp thu
+ Không dung nạp lactose
- Giãn đám rối tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, gây ra bệnh trĩ
- Một số biến chứng ngoài ruột: Nhiễm trùng huyết…
Điều trị Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
- Sử dụng thuốc:
Điều trị tình trạng tiêu chảy và các triệu chứng khác kèm theo:
- Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Smecta, bismuth, actapulgite…
- Một số vi khuẩn thay thế: Antibio, lacteol, enterogermina…
- Thuốc kích thích chức năng vận động bài tiết của ruột: Bisacodyl, picosulfat, lô hội…
- Thuốc bù nước và điện giải: Khi bị tiêu chảy cấp, cơ thể mất khá nhiều nước và rối loạn điện giải. Do đó, việc quan trọng nhất và cần thực hiện đầu tiên là phải bù nước, chất điện giải kịp thời. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, có thể uống các loại nước khác như: nước cháo loãng, nước gạo rang, nước cơm… Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng, lượng nước mất hơn 5% trọng lượng cơ thể, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ thì phải truyền tĩnh mạch. Lưu ý, bệnh nhân không được tự ý truyền nước ở nhà mà phải đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
- Chế độ ăn uống
- Song song với việc sử dụng thuốc thì tiêu chảy do IBS-D nên ăn gì và kiêng ăn gì cũng tác động không nhỏ đến việc điều trị có hiệu quả hay không. Các chuyên gia y tế khuyên những người bị tiêu chảy nhiều lần nên ăn thức ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu hóa như: cháo trắng, súp… Cháo không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng bù nước mà còn giúp cho việc tiêu hóa, tạo khuôn phân bình thường trở lại. Khi triệu chứng tiêu chảy thuyên giảm, bạn có thể bổ sung thịt nạc xay, mì nước, nước rau, bánh mì nướng… để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
- Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều chất béo, đồ tanh, đồ tái sống… Tuyệt đối không uống rượu bia, nước ngọt có ga… khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.
- Chế độ nghỉ ngơi thích hợp
- Sử dụng sản phẩm bổ sung
Bên cạnh việc chú ý đến chế độ ăn uống và sử dụng các loại thực phẩm, những bệnh nhân mắc IBS-D cũng cần sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung.
Xu hướng của y học hiện đại trong điều trị Hội chứng ruột kích thích (IBS) là sử dụng kết hợp giữa lợi khuẩn, 5-HTP và thảo dược thiên nhiên nhằm cho hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh mà không gặp những tác dụng phụ như khi sử dụng các thuốc Tây y trên.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm BoniBaio được sản xuất tại Mỹ và Canada. BoniBaio cung cấp 6 tỷ lợi khuẩn trong mỗi viên, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cải thiện tiêu hóa cho bệnh nhân. Đồng thời, trong thành phần của BoniBaio cũng chứa men tiêu hóa papain chiết xuất từ quả đu đủ giúp tiêu hóa thức ăn nhiều đạm dễ dàng hơn và cung cấp L-Arginin kích thích cơ thể tăng tiết men tiêu hóa. Kết hợp với 5-HTP là acid amin được chiết xuất từ hạt giống của cây Griffonia simplicifolia (một loại cây thuộc họ đậu) nhằm giảm căng thẳng, stress. Vì vậy, đây là sản phẩm phù hợp với các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) ở các thể và các bệnh lý viêm đại tràng.
Khi mắc hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy, nếu không sớm chữa trị, bệnh có nguy cơ phát triển nặng, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, như mất nước điện giải, tổn thương niêm mạc tiêu hóa, bệnh trĩ... và gia tăng nguy cơ biến chứng ung thư trực tràng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp dự phòng sớm, các biện pháp điều trị giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, đồng thời nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các chuyên gia thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào liên quan đến các bệnh đại tràng, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
>>> Xem thêm:
- Căng thẳng, Stress - Thủ phạm hàng đầu gây ra Hội chứng ruột kích thích
- Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích thể táo bón
- 6 loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng an toàn
- Một số phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng
- Những chú ý trong chăm sóc người bệnh mổ ung thư đại tràng
- Viêm đại tràng và 10 dấu hiệu tiến triển của bệnh cần phải biết
- Polyp đại tràng: Một số phương pháp chẩn đoán và điều trị
- Polyp đại tràng có phải là ung thư đại tràng không?
- Ung thư đại tràng và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh
- Nguy cơ ung thư đại trực tràng từ việc lạm dụng kháng sinh
Bài đọc nhiều nhất
- Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa (phần 1)
- Nhờ có bonibaio bệnh đại tràng 10 năm đã ổn
- Viêm đại tràng tiếng anh là gì?
- Viêm đại tràng nên ăn rau quả gì tốt
- Chia sẻ cách chữa viêm đại tràng bằng quả sung
- Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? dưới đây là câu trả lời cho người bệnh
- Viêm đại tràng co thắt khám ở đâu chính xác nhất?
- Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
- 4 dấu hiệu bệnh viêm đại tràng điển hình nhất
- 6 dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt mà bạn nên biết
Gửi câu hỏi
Tags