Một số phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng

Lượt xem : 1261

Ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trong các căn bệnh ung thư cho khoảng 630.000 người tử vong mỗi năm trên thế giới. Tuy nhiên bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, là giai đoạn mà hầu như các phương pháp điều trị nội khoa không cho hiệu quả nữa và phải được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đại tràng. Tùy theo thể trạng của bệnh nhân và tiến triển của bệnh mà bệnh nhân được sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về một số phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng được thực hiện trên lâm sàng hiện nay.

 

Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng là ung thư xảy ra tại đại tràng - phần cuối của ống tiêu hóa. Ung thư đại tràng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đại tràng: đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng.

 

Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa có tiên lượng tốt trong trường hợp phát hiện khi bệnh còn ở giai đoạn sớm hoặc các tổn thương tiền ung thư. Nếu phát hiện muộn thì tiên lượng bệnh kém, rất khó để chữa khỏi.

 

 

Hình ảnh có liên quan

 

 

Mục đích và nguyên tắc điều trị ngoại khoa

  • Cắt rộng rãi đoạn ruột có khối u tôn trọng bờ an toàn trên dưới khối u, mạc treo đại trực tràng, hạch vùng và các tạng lân cận bị xâm lấn (nếu được).

 

  • Đối với ung thư đại tràng: cắt trên và dưới khối u ít nhất là 5cm.

 

  • Đối với ung thư trực tràng: cắt trên u ít nhất 5cm nhưng cắt dưới khối u ít nhất >2cm

 

  • Tôn trọng kỹ thuật cắt cách ly không đụng u

Do Turnbull RB đề xuất năm 1967, cắt các nhánh động tĩnh mạch của đại tràng tại góc và 2 đầu ruột trước khi cắt mạc treo và khối u.

 

  • Chuẩn bị tốt đại tràng để nối ngay sau khi cắt, lập lại lưu thông tiêu hóa của ruột. Chuẩn bị đại tràng thật sạch để cho việc khâu nối đạt kết quả tốt tránh biến chứng bục xì miệng nối sau mổ. Thường áp dụng các biện pháp sau đây:

 

Làm sạch lòng đại tràng bằng:

  • Chế độ ăn lỏng dần trước mổ: trước mổ 3 ngày cho bệnh nhân ăn nhẹ; cháo, súp (trước mổ 3 ngày), sữa (trước mổ 2 ngày), nước đường (trước mổ 1 ngày).

  • Kèm thụt tháo liên tiếp 3 ngày trước mổ, phải thụt tháo thật sạch đến nước trong.

  • Hoặc chỉ dùng Fortrans (PEG 4000), thuốc dạng bột pha với nước uống để làm sạch lòng đại tràng. Cho bệnh nhân uống 3 gói, mỗi gói pha với 1 lít nước, uống trong vòng 1 ngày trước mổ, mà không cần thụt tháo. Nhưng không được dùng cho các trường hợp có biến chứng thủng đại tràng hoặc trường hợp tắc ruột.

  • Rửa ruột có thể dùng PEG hay Fleet. Nhiều nghiên cứu cho thấy dùng Fleet tốt hơn nhờ uống 1 lượng chất lỏng nhỏ (70ml) so với PEG (>2 lít).

 

Khử trùng đường ruột:

 

Có thể dùng các loại kháng sinh đường ruột kết hợp với diệt vi trùng. Kháng sinh phòng ngừa erythromycin (1g) và neomycin (1g) 3 lần 1 ngày trước ngày mổ. Chích kháng sinh phòng ngừa 1 liều 30 phút trước mổ, 4 giờ sau chích liều thứ 2. Kháng sinh là cephalo II hay III, kết hợp với metronidazol hay clindamycin để diệt vi trùng yếm khí… Tuy nhiên với kỹ thuật hiện nay chỉ cần chuẩn bị sạch đại tràng là đủ.

 

Chỉ định phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật triệt để (hay triệt căn), tạm bợ, mở rộng và làm sạch tùy vào các yếu tố:

 

  • Giai đoạn của ung thư

  • Độ xâm lấn của ung thư

  • Mức độ di căn

  • Thể trạng của bệnh nhân.

 

  • Phẫu thuật triệt để hay triệt căn

Đây là phẫu thuật cắt bỏ rộng rãi khối u theo nguyên tắc ung thư: cắt bỏ đoạn ruột mang khối u đảm bảo bờ an toàn của 2 đầu ruột cắt, nạo lấy hết các hạch mạc treo vùng và cắt tận gốc các mạch nuôi dưỡng. Phẫu thuật được chỉ định cho:

 

  • Những bệnh nhân có thể trạng còn tốt

  • Ung thư ở giai đoạn chưa di căn xa (A, B, C theo xếp hạng của Dukes) hoặc có xâm lấn nhưng còn khả năng cắt bỏ được.

  • Phẫu thuật mở rộng:

 

Đây là phẫu thuật cắt bỏ rộng rãi triệt để, kết hợp cắt bỏ cơ quan lân cận bị xâm lấn và cắt bỏ một phần hay toàn bộ các cơ quan di căn. Phẫu thuật được chỉ định cho:

  • Thể trạng bệnh nhân cho phép thực hiện một cuộc phẫu thuật lớn

  • Ung thư xâm lấn vào các tạng lân cận hoặc di căn mà còn có thể cắt bỏ được.

  • Phẫu thuật làm sạch

Phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng trực tràng có khối u với mục đích làm sạch để tránh các biến chứng nhiễm trùng, tắc ruột, vỡ khối u hoặc trong các trường hợp di căn mà không thể lấy được hết.

  • Phẫu thuật tạm bợ

Thường thực hiện các phương pháp sau:

  • Nối tắt đoạn ruột trên với đoạn ruột dưới khối u.

  • Hậu môn nhân tạo trên dòng: đưa ruột trước khối u ra ngoài ổ bụng làm hậu môn nhân tạo

 

Chỉ định trong các trường hợp: Giai đoạn trễ của ung thư, không phẫu thuật triệt để được: giai đoạn D (Dukes) hay giai đoạn IV, thể trạng bệnh nhân quá kém không thể chịu đựng được một cuộc phẫu thuật lớn.

 

Các phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng

  1. Điều trị ung thư đại tràng chưa biến chứng

  1. Phẫu thuật triệt để

 

  • Cắt đại tràng phải

  • Chỉ định:

    Các khối u ung thư ở đại tràng phải: Manh tràng, đại tràng lên, góc gan, đoạn đại tràng ngang bên phải cách góc gan 0 – 5 cm.

  • Kỹ thuật:

+ Cắt toàn bộ đại tràng phải thành một khối: gồm 20cm cuối của hồi tràng, manh tràng, đại tràng lên, góc gan và 1/3 hoặc ½ bên phải của đại tràng ngang tùy vào vị trí của khối u.

+ Cắt mạc treo đại tràng phải với mạch máu và hạch mạc treo.

+ Lập lại lưu thông ruột: nối hồi tràng với đại tràng ngang.

 

  • Tai biến phẫu thuật:

Trong phẫu thuật cắt đại tràng phải, khi bóc tách mạc Told, nhất là trong trường hợp khối u to, rất dễ gây ra các biến chứng:

+ Rách tá tràng

+ Tổn thương niệu quản phải: đứt niệu quản phải hoặc khâu thắt niệu quản phải

+ Rách tĩnh mạch chủ dưới.

  • Biến chứng sau mổ:

+ Bục xì miệng nối gây viêm phúc mạc, rò phân.

+ Viêm khoang tế bào sau phúc mạc.

+ Tiêu lỏng: Thật ra đây không phải là biến chứng mà là hậu quả sau cắt đại tràng phải do cắt bỏ phần hấp thu nước của đại tràng phải. Tiêu lỏng thường xảy ra trong vài tuần lễ đầu sau mổ.

  • Cắt đại tràng trái

  • Chỉ định:

Các khối u ung thư ở đại tràng trái: đại tràng ngang bên trái cách góc lách 0 – 5cm, đại tràng góc lách, đại tràng xuống, phần đầu của đại tràng chậu hông.

  • Kỹ thuật:

+ Cắt đại tràng trái thành một khối từ ½ đại tràng ngang bên trái, đại tràng góc     lách, đại tràng xuống, phần đầu của đại tràng chậu hông.

+ Cắt bỏ mạc treo đại tràng trái với mạch máu, hạch vùng.

+ Lập lại lưu thông ruột, nối đại tràng ngang với đại tràng chậu hông

  • Tai biến phẫu thuật:

+ Vỡ lách

+ Tổn thương niệu quản trái: đứt hoặc khâu thắt niệu quản trái.

  • Biến chứng sau mổ

+ Bục xì miệng nối gây viêm phúc mạc, rò phân

+ Viêm khoang tế bào sau phúc mạc.

 

 

Hình ảnh: Phẫu thuật cắt đại tràng trái

 

 

  • Cắt đại tràng ngang

  • Chỉ định

Khối u ung thư ở đoạn giữa của đại tràng ngang.

  • Kỹ thuật:

+ Cắt đoạn đại tràng ngang

+ Cắt mạc treo đại tràng ngang, động tĩnh mạch đại tràng giữa và hạch mạc treo vùng.

+ Lập lại lưu thông ruột: nối hai đầu đại tràng ngang phải và trái

  • Biến chứng sau mổ

Bục xì miệng nối gây viêm phúc mạc, rò phân.

 

  • Cắt đại tràng chậu hông

  • Chỉ định: Khối u ung thư ở đoạn đại tràng chậu hông

  • Kỹ thuật:

+ Cắt đoạn đại tràng chậu hông trên và dưới khối u ít nhất 5cm.

+ Cắt mạc treo đại tràng chậu hông và lấy hạch mạc treo vùng.

Lặp lại lưu thông ruột, nối hai đầu đại tràng xuống và trực tràng.

  • Tai biến phẫu thuật

Tổn thương niệu quản trái, động tĩnh mạch hạ vị.

  • Biến chứng sau mổ

Bục xì miệng nối gây viêm phúc mạc, rò phân.

 

  1. Phẫu thuật tạm bợ

  • Phẫu thuật làm sạch

Cắt bỏ đoạn đại tràng có khối u, chỉ cần trên và dưới khối u 5cm mà không cần cắt rộng rãi.

  • Nối tắt đoạn trên và dưới khối u

Nối hồi tràng – đại tràng bên – bên cho các ung thư ở đại tràng phải mà không cắt được; nối đại tràng ngang – đại tràng chậu hông bên – bên cho các ung thư ở đại tràng trái mà không cắt được.

  • Hậu môn nhân tạo trên dòng

 

Đây là phương pháp cắt đại tràng qua nội soi ổ bụng

 

Năm 1990, kỹ thuật cắt đại tràng qua nội soi ổ bụng được áp dụng ở một số nước. Tuy nhiên, kỹ thuật này chưa phổ biến và còn hạn chế. Vài năm gần đây, một số bệnh viện trong nước đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật này, chỉ định thực hiện ở các trường hợp ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm và khu trú.

 

Phẫu thuật đại tràng trong ung thư đại tràng có nhiều khác biệt so với phẫu thuật các bệnh lý khác của đại tràng. Với sự tiến bộ của ngành khoa học cũng như ngành y học, càng ngày càng có nhiều phương pháp phẫu thuật đại tràng được tìm ra, tuy nhiên vẫn chưa có phương pháp nào là hoàn toàn triệt để bởi ít nhiều chúng đều gây ra các nguy cơ biến chứng hậu phẫu. Người nhà bệnh nhân cũng cần chú ý chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật để có thể giúp bệnh nhân khắc phục thể trạng nhanh nhất. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Gửi câu hỏi