Nguy cơ ung thư đại trực tràng từ việc lạm dụng kháng sinh

Lượt xem : 732

Sử dụng kháng sinh như một con dao hai lưỡi, một mặt nó giúp điều trị bệnh hiệu quả bệnh, mặt khác khi sử dụng thuốc kháng sinh, ít nhiều trên cơ thể có các vi khuẩn tiết ra các chất đề kháng lại kháng sinh mà người bệnh dùng. Hiện nay nhận thức của người dân trong việc sử dụng thuốc kháng sinh chưa tốt, có những bệnh rất nhẹ, thậm chí không phải do nguyên nhân nhiễm khuẩn đều sử dụng kháng sinh và điều đó vô tình làm làm rối loạn hệ vi sinh vật trong cơ thể, phá hủy các vi sinh vật tốt và khiến cơ thể đối mặt với nhiều tình trạng bệnh tình nguy hiểm hơn. Lạm dụng kháng sinh đang là một trong những yếu tố nguy cơ đóng góp không nhỏ vào việc gia tăng các căn bệnh đại tràng, trong đó có ung thư đại-trực tràng. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về mối nguy hại của việc lạm dụng kháng sinh với đại tràng.

 

Tình trạng lạm dụng kháng sinh hiện nay

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh là chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói riêng, do sự giáo dục về sử dụng kháng sinh cho người dân chưa được tốt và việc quản lý bán kháng sinh còn lỏng lẻo khiến cho nhiều người dân có thói quen tự kê đơn kháng sinh hoặc mua thuốc theo đơn cũ để uống mỗi có vấn đề sức khỏe như ho, sốt, sổ mũi… hoặc nhiều bệnh lý khác. Tình trạng này được gọi là lạm dụng kháng sinh.

 

Việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn tới tỉ lệ đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại hàng đầu trong lĩnh vực y tế của nhiều quốc gia. Theo thống kê của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA), ước tính hàng năm có khoảng 25.000 trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn vi khuẩn đa kháng thuốc và gánh nặng kinh tế của đề kháng kháng sinh lên đến 1,5 tỷ Euro mỗi năm. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn rất cao, đứng hàng thứ hai (16,7%) chỉ sau các bệnh lý về tim mạch (18,4%).

 

 

Kết quả hình ảnh cho lạm dụng thuốc kháng sinh

 

 

Lạm dụng thuốc kháng sinh làm tăng nguy cơ ung thư đại-trực tràng

  • Tại sao lạm thuốc kháng sinh làm tăng nguy cơ ung thư đại-trực tràng

Thông thường, trong đường ruột con người luôn tồn tại sẵn nhóm những lợi khuẩn khác nhau. Các loại vi khuẩn có ích này luôn duy trì được thế cân bằng giúp cho quá trình tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như thải trừ chất độc hại. Đồng thời làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.

 

Thuốc kháng sinh là một chất mà ngay cả khi ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. Khi lạm dụng thuốc kháng sinh với liều cao và kéo dài, kháng sinh sẽ tiêu diệt không chỉ các vi khuẩn đích mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn lành tính có sẵn trong đường ruột, dẫn đến phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột (microbiota) và gây ra tình trạng loạn khuẩn.

 

Loạn khuẩn sẽ thúc đẩy vi khuẩn có hại có sẵn trong đường ruột phát triển mạnh hơn hoặc những vi khuẩn có hại xâm nhập từ bên ngoài gây ra triệu chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh, đặc biệt là có thể tạo điều kiện cho việc phát triển các khối u, các polyp đại tràng và gây ra ung thư đại tràng.

 

 

Hình ảnh có liên quan

 

 

  • Nghiên cứu về tình trạng ung thư đại tràng do lạm dụng thuốc kháng sinh

 

Một nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Jiajia Zhang (M.D, M.P.H), từ Viện miễn dịch ung thư Bloomberg-Kimmel tại Đại học Y khoa Johns Hopkins ở Baltimore, và các đồng nghiệp được công bố vào ngày 20/08/2019 trên tạp chí Gut (BMJ) đã đưa ra kết luận: Sử dụng kháng sinh đường uống có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư đại tràng và giảm nguy cơ ung thư trực tràng. 

 

Nhóm tác giả đã thực hiện một nghiên cứu bệnh chứng bắt cặp (matched case-control) bằng cách sử dụng Cơ sở dữ liệu Nghiên cứu thực hành lâm sàng (Clinical Practice Research Datalink) từ năm 1989 đến 2012 để kiểm tra mối tương quan giữa sử dụng kháng sinh đường uống và nguy cơ ung thư đại trực tràng. Tổng cộng có 28.980 bệnh nhân ở nhóm ung thư đại trực tràng và 137.077 bệnh nhân ở nhóm chứng được lựa chọn đưa vào nghiên cứu.

 

Nghiên cứu cho thấy có một mối tương quan giữa việc sử dụng kháng sinh đường uống với nguy cơ ung thư đại trực tràng; các tác động khác nhau tùy thuộc vị trí giải phẫu.

 

  • Nguy cơ ung thư đại tràng tăng lên khi sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào liều lượng.

 

+ Nguy cơ đã được quan sát thấy sau việc sử dụng dù chỉ một liều tối thiểu

 

+ Nguy cơ lớn nhất được quan sát thấy ở đại tràng lên và đại tràng ngang khi sử dụng kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí.

 

  • Một mối liên quan nghịch đảo đã được nhìn thấy giữa sử dụng kháng sinh và ung thư trực tràng, đặc biệt là khi sử dụng kháng sinh trên 60 ngày so với không sử dụng kháng sinh (tỷ suất chênh OR = 0,85).

 

  • Nguy cơ ung thư đại tràng tăng lên khi dùng thuốc nhóm penicillin, đặc biệt là ampicillin/ amoxicillin (OR =1,09); nguy cơ ung thư trực tràng giảm khi dùng tetracycline (OR=0,90).

 

  • Mối tương quan giữa kháng sinh và ung thư cũng được quan sát thấy khi sử dụng kháng sinh, dù chỉ 1 đợt duy nhất, tại thời điểm trên 10 năm trước khi chẩn đoán (OR= 1,17).

 

Làm sao để giảm nguy cơ ung thư đại tràng do sử dụng thuốc kháng sinh.

Có thể thấy, nếu thường xuyên sử dụng kháng sinh dù đúng bệnh hay không thì trên cơ thể ít nhiều đều tiết ra các chất đề kháng lại kháng sinh và làm rối mất đi cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Hơn nữa, với nhiều bệnh thì bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng kháng sinh trong một thời gian rất dài và điều này càng làm tăng nguy cơ rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

 

Vì vậy các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên sau:

 

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi được sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng lại đơn thuốc cũ hoặc tự ý đi mua thuốc kháng sinh về uống

 

  • Khi sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài nên bổ sung các thực phẩm làm tăng lợi khuẩn đường ruột và uống bổ sung men vi sinh.

 

  • Sau một thời gian sử dụng kháng sinh mà gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như thường xuyên đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa… thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra đường tiêu hóa và sàng lọc sớm ung thư đại tràng. Đặc biệt ở những người từ 50 tuổi trở lên.

 

  • Bạn cũng nên tham khảo sản phẩm BoniBaio. Đây là sản phẩm từ Canada, có nguồn gốc thảo dược. BoniBaio không chỉ cung cấp đến 6 tỷ lợi khuẩn mà còn kết hợp với 5-HTP, các thảo dược như Hạt thìa là, lá Bài hương, Bạch truật… nhờ vậy mà không chỉ tăng cường các vi khuẩn có lợi cho đường ruột mà còn làm giảm các triệu chứng của bệnh lý đại tràng gây ra như rối loạn tiêu hóa, làm tăng khả năng chống viêm và diệt khuẩn tự nhiên cho đường tiêu hóa, bảo vệ màng tiêu hóa... Nhờ vậy mà BoniBaio hỗ trợ các bệnh lý đại tràng rất hiệu quả, đồng thời giúp phòng ngừa ung thư đại tràng.

 

Lạm dụng kháng sinh gây ra rất nhiều nguy hại tới sức khỏe trong đó có tình trạng ung thư đại tràng như chúng ta vừa tìm hiểu trong bài viết trên. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, hãy dừng ngay thói quen sử dụng kháng sinh bừa bãi và thay vào đó hãy nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nâng cao sức khỏe từ bên trong. Nếu có bất kỳ vấn đề khó khăn hay thắc mắc về sức khỏe, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Gửi câu hỏi