Phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích

Lượt xem : 1506

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là căn bệnh lành tính nhưng lại là căn bệnh không hề dễ chữa. Để điều trị bệnh gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt 1 biện pháp riêng lẻ (dùng thuốc) rất khó đem lại kết quả tích cực, thay vào đó phải kết hợp giữa nhiều biện pháp. Các bác sĩ và chuyên gia đã đưa ra nguyên tắc 4T hay phác đồ 4T: kết hợp dùng Thuốc, Tâm lý, Thực phẩm, Thể dục phù hợp để điều trị hội chứng ruột kích thích. Bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích.

Phác đồ 4T điều trị Hội chứng ruột kích thích (IBS)

 

Điều trị IBS bằng thuốc

Việc lựa chọn thuốc để điều trị vẫn còn dựa trên các triệu chứng.

  • Thuốc kháng cholinergic hay thuốc chống co thắt:

Một số thuốc trong nhóm có thể sử dụng Alverine citrate, peppermint, mebeverine và hyoscine.

Đây là thuốc chính của nhóm thuốc OTC điều trị Hội chứng ruột kích thích. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy các thuốc giãn cơ trơn có cải thiện đau bụng.

Thuốc tác dụng trực tiếp lên cơ trơn của ruột, làm giãn cơ và do đó giảm đau bụng. Bệnh nhân nên theo dõi tiến triển bệnh trong vài ngày. Nên thử các loại thuốc chống co thắt khác nếu thuốc đầu tiên không hiệu quả.

Tất cả các thuốc chống co thắt đều chống chỉ định với chứng tắc liệt ruột (ví dụ sau khi phẫu thuật bụng và trong viêm phúc mạc) do lúc này ruột không còn hoạt động và bị tắc. Các triệu chứng bao gồm đau nặng, không đi tiêu và có thể nôn thức ăn tiêu hóa một phần.

 

  • Các thuốc cầm tiêu chảy

Bệnh nhân mắc IBS thường than phiền về tiêu chảy (thường xuyên muốn đi tiêu), nhưng phân thường mềm và có hình dạng chứ không phải phân lỏng. Sử dụng thuốc trị tiêu chảy OTC như loperamid chỉ thích hợp cho một vài trường hợp, điều trị trong thời gian ngắn hạn. Trong 2 nghiên cứu gồm 100 bệnh nhân, loperamid cải thiện tiêu chảy, bao gồm đi tiêu nhiều, nhưng không giảm đau bụng hoặc căng cứng bụng.

Thuốc kéo dài thời gian di chuyển của thức ăn qua ống tiêu hóa và giảm tiết qua các thụ thể μ-opioid ngoại vi. Thuốc làm giảm cảm giác đau ở nội tạng thông qua ức chế đường thần kinh hướng tâm.

  • Thuốc điều hòa nhu động
  • Là các thuốc tăng cường nhu động ruột, được đề xuất sử dụng cho các trường hợp Hội chứng ruột kích thích có triệu chứng táo bón chiếm ưu thế.
  • Không may, cisaprid bị hạn chế dùng, còn các thuốc khác như metoclopramide, domperidone, erythromycin, lại không đem đến hiệu quả phù hợp cho bệnh nhân HCRKT. Hai thuốc tegaserod, cisapride đã bị rút khỏi thị trường do những tác dụng phụ nguy hiểm về tim mạch.
  • Thuốc nhuận tràng tạo khối

Có thể sử dụng những thuốc bổ sung chất xơ này để cải thiện các triệu chứng của táo bón và tiêu chảy. Các sản phẩm này được làm từ polysaccharides ưa nước thiên nhiên hay bán tổng hợp và những dẫn xuất cellulose có thể hòa tan hoặc trương phồng lên trong dịch đường ruột, tạo thành chất gel làm mềm, giúp thức ăn di chuyển dễ hơn đồng thời kích thích nhu động ruột.

  • Thuốc kháng sinh Rifaximin

Rifaximin là một kháng sinh phổ rộng đối với các tác nhân gây bệnh đường ruột (gram dương, gram âm, hiếu khí và kỵ khí). Rifaximin liên kết với RNA polymerase–phụ thuộc DNA của vi khuẩn, do đó ức chế tổng hợp RNA. Chỉ định dùng cho Escherichia coli gây chứng tiêu chảy lữ hành. Rifaximin đã được nghiên cứu ở những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và được xem là có cải thiện các triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng và táo bón. Chỉ sử dụng Kháng sinh Rifaximin khi được bác sĩ chỉ định.

Mặc dù có một số thuốc điều trị triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bạn có thể dễ dàng mua được ở ngoài hiệu thuốc, một số thuốc thuộc nhóm thuốc không kê đơn… nhưng bạn nên đến khám bác sĩ để nhận chẩn đoán và phương hướng điều trị đúng đắn. Các thuốc Tây y khi sử dụng trong thời gian dài đều có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho các cơ quan này.

 

Liệu pháp tâm lý

   Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng ngày nay, vì vậy đây là liệu pháp rất quan trọng trong điều trị bệnh.

  • Giữ tinh thần vui tươi, thoải mái nhất có thể.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi vừa phải, không làm việc quá sức, duy trì tinh thần vui vẻ thoải mái.
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa với bạn bè, đồng nghiệp giảm stress và lo lắng.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya gây mệt mỏi.

Chế độ luyện tập thể dục thể thao

Nên thường xuyên vận động tránh ngồi nhiều một chỗ.

Tập luyện các động tác thể dục, các môn thể thao như: yoga, gym, bơi lội, đạp xe, thiền… để cải thiện tình trạng co thắt cơ ruột.

Tập bài tập Kegel cho cơ vùng khung chậu.

Các bài tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích rất tốt.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý chia nhỏ các bữa ăn không để cơ thể quá no hoặc quá đói, ăn chậm, nhai kỹ, không làm việc riêng khi ăn.

Chế độ ăn uống và sử dụng thực phẩm bổ sung

 

  • Chế độ ăn uống

Tất cả các bệnh về đường tiêu hóa đều cần rất chú ý đến chế độ ăn uống, khi xây dựng được chế độ ăn uống lành mạnh thì bệnh sẽ phần nào đó được thuyên giảm.

Bệnh nhân với Hội chứng ruột kích thích nên tuân thủ những khuyến cáo cho một chế độ ăn tốt cho sức khỏe (ít béo, ít đường, nhiều xơ).

Có thể bổ sung một số loại chất xơ sau đây:

  • Thức ăn chứa nhiều chất xơ hòa tan được: Yến mạch, Đại mạch, Lúa mạch đen, Trái cây như chuối hoặc táo, Củ như cà rốt hoặc khoai tây, Hạt lanh…
  • Thức ăn chứa chất xơ không hòa tan: Bánh mì nguyên hạt, Cám mì, Ngũ cốc, Các loại hạt (trừ hạt lanh) …

Bệnh nhân có Hội chứng ruột kích thích kèm theo tiêu chảy thường thấy dễ chịu hơn khi ăn ít chất xơ không hòa tan và khi tránh ăn phần vỏ, lõi xốp và hạt của trái cây và rau củ. Bệnh nhân có Hội chứng ruột kích thích kèm theo táo bón có thể tăng lượng chất xơ hòa tan và lượng nước uống vào Cám mì (chứa chất xơ không hòa tan), tuy nhiên cần chú ý rằng cám mì có xu hướng lên men trong ruột và có thể dẫn đến cảm giác đầy hơi, khó chịu và có thể làm triệu chứng nặng thêm.

Giảm lượng cà phê, sữa và các sản phẩm từ sữa có thể cần thiết.

Tránh ăn các loại thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít...); Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà phê, gia vị chua cay...); Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt… Đặc biệt khi bạn đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Nếu có ỉa chảy tránh ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa...).

  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ ăn uống và sử dụng các loại thực phẩm, những bệnh nhân mắc IBS cũng cần sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung.

Xu hướng của y học hiện đại trong điều trị Hội chứng ruột kích thích (IBS) là sử dụng kết hợp giữa lợi khuẩn, 5-HTP và thảo dược thiên nhiên nhằm cho hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh mà không gặp những tác dụng phụ như khi sử dụng các thuốc Tây y trên.

 

Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh thậm chí làm gia tăng nguy cơ biến chứng ung thư đại trực tràng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp dự phòng sớm, các biện pháp điều trị giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, đồng thời nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các chuyên gia thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào liên quan đến các bệnh đại tràng, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ

 

>>> Xem thêm:

Gửi câu hỏi