Polyp đại tràng có phải là ung thư đại tràng không?

Lượt xem : 1254

Rất nhiều bệnh nhân khi được phát hiện và chẩn đoán ra mắc bệnh polyp đại tràng hoặc trực tràng thường rất lo lắng và họ có rất nhiều thắc mắc với các câu hỏi như: Polyp đại tràng là bệnh như thế nào? Đây có phải là bệnh ung thư không? Bệnh này có chữa khỏi được không?... Để tìm được câu trả lời, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

Đặc điểm của ung thư đại tràng

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác. Tế bào ung thư có thể phát triển qua các bộ phận khác của cơ thể thông qua máu và hệ thống bạch huyết.

 

Ung thư đại tràng là ung thư xảy ra tại đại tràng - phần cuối của ống tiêu hóa. Ung thư đại tràng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đại tràng: đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng.

 

Cũng như các loại ung thư khác, không phải khối u nào cũng tiến triển và hình thành bệnh ung thư. Chỉ có các khối u ác tính có khả năng phát triển và xâm lấn sang các mô, các hạch bạch huyết xung quanh mới hình thành nên ung thư đại tràng.

 

 

 

 

 

Polyp đại tràng và ung thư đại tràng có phải là một không?

Câu trả lời là: KHÔNG

 

Polyp đại tràng do niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc đại tràng tăng sinh tạo thành. Polyp đại tràng là một dạng tổn thương có hình dáng giống với một khối u nhưng không phải là u, nó có thể có cuống hoặc không có cuống.

 

Đa số các khối polyp là lành tính, TUY NHIÊN, một số polyp có khả năng hóa thành ác tính (ung thư) nếu như không được điều trị kịp thời.

 

Cần chú ý, các loại polyp khác nhau mang các yếu tố nguy cơ khác nhau, một số dạng polyp có đặc điểm sau có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư đại tràng:

 

  • Kích thước của polyp có liên quan đến mức độ nghiêm trọng tiềm năng của nó. Một đánh giá năm 2014 đã kết luận rằng polyp từ 5 mm hay 0,5cm trở xuống ít có nguy cơ bị ung thư trong khi những người có kích thước polyp từ 1,5 đến 3,5 cm có khả năng tiến triển thành ung thư ác tính từ 19 đến 43%.

 

  • Dạng polyp tuyến và polyp tăng sản

 

  • Số lượng của polyp trong lòng đại tràng: Số lượng polyp càng nhiều thì tính ác tính càng cao. Nếu soi đại tràng phát hiện từ 3 – 10 polyp loại tuyến ống trở lên thì nguy cơ bị ung thư hóa rất cao.

 

  • Yếu tố di truyền: Bệnh đa polyp đại trực tràng gia đình là một bệnh di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể thường, bao gồm xuất hiện rất nhiều polyp trong lòng đại trực tràng. Những tổn thương này phần lớn ung thư hóa trước 40 tuổi.

 

Làm sao để chẩn đoán phân biệt được polyp đại tràng hay ung thư đại tràng?

Vài dạng polyp đại - trực tràng như polyp tuyến ống, có tiềm năng trở thành ung thư trong khi các dạng khác – polyp tăng sản hoặc polyp viêm (giả polyp) hầu như không bao giờ phát triển thành khối ung thư ác tính.

 

  • Polyps tăng sản: Polyp tăng sản thường có kích thước nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng (trực tràng và đại tràng sigma) rất ít khi trở thành ác tính. Rất khó phân biệt polyp tăng sản với polyp tuyến nếu chỉ dựa trên hình ảnh thấy được qua nội soi, điều này có nghĩa là các polyps tăng sản cũng thường được cắt bỏ và gửi đi làm tế bào học như các polyps tuyến.

 

  • Polyps tuyến (Adenomatous polyps): 2/3 polyp đại tràng là polyps tuyến. Đa số không phát triển thành ung thư mặc dầu chúng rất có tiềm năng. Polyps tuyến thường được phân loại theo kích thước, hình dáng bên ngoài và đặc điểm mô học của chúng qua sinh thiết. Theo một định luật chung, polyps tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao. Do đó các polyps lớn cần phải được sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn và gửi đi làm giải phẫu bệnh học.

 

Để chẩn đoán phân biệt được bệnh nhân mắc polyp đại tràng hay ung thư đại tràng thì dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đau quặn bụng, thiếu máu, đi ngoài ra máu, xuất hiện khối u ở bụng… là chưa đủ. Cần phải dựa trên các chỉ số cận lâm sàng:

 

  • Thăm khám trực tràng: Đây là thao tác quan trọng và có tính cách bắt buộc trước bất kỳ biểu hiện bất thường nào của vùng hậu môn - trực tràng. 

 

  • X-quang đại tràng: Phương pháp này đưa ra hình ảnh khối u trong lòng đại tràng. Tuy nhiên để phát hiện khối u ở giai đoạn sớm cần chụp đối quang. Phương pháp này khó phát hiện ung thư giai đoạn sớm và khó chẩn đoán phân biệt được ung thư đại tràng với polyp đại tràng.

 

  • Nội soi đại trực tràng kèm sinh thiết: Đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và tầm soát các bệnh lý ác tính của đại trực tràng. Kết quả sinh thiết sẽ cho phép chẩn đoán xác định khối u đại tràng của bạn có phải là ung thư không hay là u lành tính/polyp.

 

 

 

 

Polyp đại tràng có chữa khỏi được không?

Khi bàn về polyp đại tràng ta thường lưu ý những điểm sau đây:

 

+ Polyps rất thường gặp (30 đến 50% ở người lớn)

 

+ Không phải tất cả các polyp đều hóa ác tính

 

+ Phải cần nhiều năm để một polyp trở thành ung thư

 

+ Có thể cắt bỏ hoàn toàn các polyp  một cách an toàn

 

+ Xử lý một polyp tùy thuộc vào số lượng, loại polyp, kích thước, và vị trí của nó.

 

Hầu hết các polyp đại tràng là lành tính, nếu các bác sĩ khám và nghi ngờ polyp có thể tiến triển thành khối ác tính, kèm theo bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư đại tràng như: Tuổi cao (trên 50 tuổi), tiền sử bị viêm đại-trực tràng, tiền sử gia đình bị ung thư hoặc polyp dạng tuyến đại-trực tràng, mắc đái tháo đường type 2… thì bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ polyp đại tràng.

 

Đa số bệnh nhân sau khi cắt polyp tuyến cần phải được theo dõi lâu dài về sau; các polyp mới có thể xuất hiện sau này và cần phải được cắt bỏ tiếp. Sau 3 năm kể từ ngày cắt polyp đại tràng lần đầu, khả năng tái phát polyp là 25 đến 30%. Một số polyp có thể đã hiện diện trong lần nội soi trước nhưng bị bỏ sót vì quá nhỏ. Một số khác mới vừa hình thành sau này. Do đó sau khi cắt polyp nên nội soi đại tràng kiểm tra sau 3 đến 5 năm.

 

Ngoài ra, các chuyên gia khuyên rằng, kể cả việc bạn có phải điều trị cắt bỏ polyp đại tràng không thì bệnh nhân cũng nên thực hiện các biện pháp dự phòng để hạn chế sự tiến triển của polyp đại tràng và giảm bớt ảnh hưởng của các triệu chứng do polyp gây ra.

 

Một số biện pháp dự phòng:

 

  • Sàng lọc ung thư đại-trực tràng

 

  • Điều chỉnh cân nặng, hoạt động thể lực và chế độ ăn:

 

+ Giảm cân, tránh béo phì, đặc biệt béo bụng.

 

+ Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.

 

+Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thịt đỏ và thịt đã qua chế biến công nghiệp, ăn thực phẩm đảm bảo nguồn gốc, không ăn đồ ăn vỉa hè, hàng quán không đảm bảo vệ sinh

 

+ Hạn chế uống bia, rượu.

 

+ Không hút thuốc.

 

+ Bổ sung canxi và vitamin D.

 

+ Liệu pháp hormone cho phụ nữ mãn kinh: bổ sung estrogen và progesterone sau khi mãn kinh làm giảm nguy cơ bị ung thư đại-trực tràng.

 

        Sử dụng sản phẩm hỗ trợ:

Xu hướng điều trị của y học hiện nay là giảm bớt sử dụng các thuốc Tây trong điều trị và kết hợp sử dụng các sản phẩm thuốc từ thảo dược thiên nhiên nhằm giảm bớt tác dụng phụ của thuốc Tây mà vẫn giữ hiệu quả điều trị.

 

Hy vọng bài viết đã giúp quý bạn đọc tìm được câu trả lời cho những thắc mắc trong đầu về mối quan hệ giữa polyp đại tràng và ung thư đại tràng. Mặc dù đây là 2 căn bệnh khác nhau, tuy nhiên có nhiều khối polyp đại tràng nếu không được quan tâm điều trị sớm sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư đại tràng. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào về các bệnh lý đại tràng, hãy nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Gửi câu hỏi