Polyp đại tràng: Một số phương pháp chẩn đoán và điều trị

Lượt xem : 908

Mặc dù polyp đại tràng thường là sự phát triển bất thường của một khối trên bề mặt ruột già và các khối polyp này thường lành tính, tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán, theo dõi và điều trị sớm thì một số khối polyp bất thường có kích thước lớn hoặc khối polyp như polyp tuyến có khả năng tăng sản bất thường để phát triển thành ung thư. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về về một số phương pháp chẩn đoán và điều trị polyp đại tràng.

 

Polyp đại tràng là gì?

Polyp đại tràng là những tăng sinh nhỏ được hình thành bên trong niêm mạc đại tràng và trực tràng của bạn. Khi mắc polyp đại tràng, bạn có thể có nhiều hơn một polyp.

 

Polyp có thể có cuống hoặc không có cuống. Đa số các khối polyp là lành tính, nhưng một số polyp có khả năng hóa thành ác tính (ung thư) nếu như không được điều trị kịp thời.

 

 

 

 

Polyp đại tràng và một số phương pháp chẩn đoán

  • Polyp thường không gây triệu chứng gì đặc biệt, chúng thường được phát hiện khi kiểm tra nội soi đại tràng để tầm soát ung thư, hoặc sau khi xét nghiệm phân thấy có máu ẩn.

 

  • Nội soi là phương pháp tốt nhất để kiểm tra đại tràng vì nó giúp thầy thuốc quan sát được toàn bộ lớp niêm mạc của đại tràng và cắt polyp nếu phát hiện ra chúng.

 

  • Trên nội soi, polyp có hình dạng một u nhỏ nhô vào lòng đại tràng. Bề mặt polyp có thể tương tự niêm mạc đại tràng bình thường hoặc có thể thay đổi về màu sắc, loét hoặc chảy máu. Polyp có thể xẹp không cuống (sessile polyps) hoặc có cuống (pedunculated polyps).

 

  • Nội soi đại tràng còn là phương pháp tốt nhất để theo dõi sự phát triển của các polyp.

 

  • Polyp đại tràng cũng có thể được phát hiện bằng phương pháp chụp đại tràng cản quang:

 

  • Chụp khung đại tràng cản quang bằng thuốc barit: giúp đánh giá sự vận động của đại tràng, phát hiện những trường hợp u xâm lấn.

 

  • Chụp đối quang kép: sau khi thụt barit vào khung đại tràng để bệnh nhân đi ngoài, tiếp đó bơm hơi vào đại tràng để chụp, với phương pháp này cho phép nhanh chóng đánh giá tình trạng niêm mạc không bình thường do loét lõm, polyp đường kính nhỏ tới 0,5cm.

 

Tuy nhiên, độ chuẩn xác của phương pháp chụp cản quang không cao lắm.

 

  • Một số kỹ thuật mới để tầm soát và phát hiện polyp bao gồm: xét nghiệm phân tử gen (molecular genetic tests), nội soi đại tràng ảo (virtual colonoscopy) sử dụng công nghệ MSCT hoặc MRI.

 

Điều trị polyp đại tràng

Hầu hết các polyp đại tràng là lành tính, nếu các bác sĩ khám và nghi ngờ polyp có thể tiến triển thành khối ác tính, kèm theo bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư đại tràng như: Tuổi cao (trên 50 tuổi), tiền sử bị viêm đại-trực tràng, tiền sử gia đình bị ung thư hoặc polyp dạng tuyến đại – trực tràng, mắc đái tháo đường type 2… thì bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ polyp đại tràng.

 

Trong các loại polyp thì polyp tuyến có nhiều nguy cơ bị ung thư hóa nhất. Khoảng 93% ung thư đại trực tràng xuất phát từ một polyp tuyến của đại tràng.. Vì vậy cần chú ý với loại polyp tuyến đại tràng này.

 

Thủ thuật cắt bỏ polyp

  • Mục đích

Các polyp đại tràng có kích thước lớn hoặc có yếu tố nghi ngờ, sẽ được cắt bỏ sớm trước khi chúng trở thành ác tính.

 

Qua thời gian, các polyps nhỏ có thể thay đổi cấu trúc và biến thành ác tính. Vì vậy, với các polyp đại tràng có kích thước lớn hoặc có yếu tố nghi ngờ nếu phát hiện polyp qua nội soi đại tràng thì nên cắt bỏ sớm trước khi chúng trở thành ác tính.

 

  • Kỹ thuật cắt bỏ polyp

 

  • Đa số các polyp đều có thể cắt được khi nội soi đại tràng.

 

  • Các polyp nhỏ được cắt thành từng mẩu nhỏ bằng một dụng cụ luồn qua ống nội soi đại tràng.

 

  • Các polyp lớn được cắt bằng một dụng cụ giống chiếc thòng lọng gọi là snare tròng qua phần đáy của polyp và đốt bằng điện. Đốt điện cũng giúp cầm máu sau khi cắt polyp.

 

Cắt polyp không đau vì phần niêm mạc đại tràng không tạo cảm giác đau. Ngoài ra, trước khi cắt polyp bác sĩ nội soi có sử dụng thuốc giảm đau an thần cho bệnh nhân.

 

  • Nếu polyp quá to không thể cắt được qua nội soi thì sẽ được xử trí bằng phẫu thuật.

 

Lưu ý: Sau khi cắt polyp, tránh dùng các loại thuốc kháng đông máu như aspirin, ibuprofen (Advil®, Motrin®), và naproxen (Aleve®), trong 2 tuần sau cắt polyp. Sử dụng Acetaminophen (Tylenol®) cho độ an toàn hơn.

 

Đồng thời người bệnh cần tái khám để biết kết quả giải phẫu bệnh lý và được bác sĩ tham vấn về cách thức theo dõi polyp đại tràng trong thời gian về sau.

 

 

 

 

 

Chăm sóc bệnh nhân sau cắt polyp đại tràng:

  • Theo dõi tình trạng bệnh:

 

Những bệnh nhân đã bị polyp tuyến thường có nguy cơ tái phát cao. Sau 3 năm kể từ ngày cắt polyp đại tràng lần đầu, khả năng tái phát polyp là 25 đến 30%.

 

Một số polyp có thể đã hiện diện trong lần nội soi trước nhưng bị bỏ sót vì quá nhỏ. Một số khác mới vừa hình thành sau này.

 

Do đó sau khi cắt polyp nên nội soi đại tràng kiểm tra sau 3 đến 5 năm. Tuy nhiên khoảng cách giữa 2 lần nội soi còn tùy thuộc nhiều yếu tố như:

 

+ Đặc điểm giải phẫu bệnh của polyp.

 

+ Số lượng polyp và kích thước polyp

 

+ Trong khi soi đại tràng, nếu thấy còn nhiều phần khó quan sát và nhận diện được các polyp nhỏ thì lần soi kiểm tra kế tiếp nên được thực hiện sớm hơn thời gian quy định (3 - 5 năm).

 

  • Tầm soát ung thư đại tràng:

 

Tầm soát ung thư đại tràng cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Điều này giúp giảm rất nhiều số bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này.

 

Dự phòng polyp đại tràng tiến triển

 

Để giảm thiểu nguy cơ các polyp đại tràng sau khi cắt bỏ tái phát hoặc những khối polyp không cắt bỏ phát triển gia tăng về kích thước và số lượng, các bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp dự phòng sau:

 

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh:

+ Hạn chế ăn thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn

+ Ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, không ăn đồ ăn ở vỉa hè, những nơi bụi bặm

+ Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, các thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất khoáng

 

  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao

  • Giảm cân nếu thừa cân và cố gắng giữ chỉ số BMI ở mức tiêu chuẩn

  • Hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá

  • Sử dụng sản phẩm từ thảo dược nhằm phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đại tràng

 

Xu hướng của điều trị các bệnh lý đại tràng hiện nay là kết hợp giữa y học hiện đại và các sản phẩm thảo dược, nhờ vậy mà giảm được các tác dụng phụ do điều trị bằng thuốc tây y mà vẫn cho hiệu quả điều trị tốt.

 

Một số lời khuyên cho gia đình bệnh nhân mắc polyp đại tràng

  • Những người có quan hệ huyết thống độ 1 (cha mẹ, anh chị em, con ruột) với một bệnh nhân đã được chẩn đoán có polyp tuyến hoặc ung thư đại trực tràng trước tuổi 60 sẽ có nguy cơ bị polyp tuyến và ung thư đại trực tràng cao hơn so với dân số chung. Do đó cần phải cảnh báo cho các thành viên khác trong gia đình bệnh nhân biết để có kế hoạch phòng tránh.

 

  • Những người có quan hệ huyết thống độ 2 (ông bà, dì cô, chú, cậu) hoặc độ 3 (ông bà cố hoặc anh chị em họ) với bệnh nhân ung thư đại tràng sẽ được tầm soát tương tự như những người có nguy cơ trung bình.

 

  • Tầm soát polyp và ung thư đại tràng cần được thực hiện đối với mọi người bắt đầu từ tuổi 50. Đối với những người có nguy cơ cao, việc tầm soát phải tiến hành sớm hơn, thường ở tuổi 40.

 

Polyp đại tràng được đánh giá là một trong những nguyên nhân cao có thể gây ra ung thư đại tràng. Vì vậy, nếu bạn đang có những dấu hiệu bất thường ở đại tràng, hãy chú ý và đến khám bác sĩ sớm nhất có thể để được phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý đại tràng sớm. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Gửi câu hỏi