Polyp đại tràng: nguyên nhân và một số phương pháp điều trị

Lượt xem : 821

Trong các bệnh lý đường tiêu hóa, polyp đại tràng đang ngày càng trở thành căn bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ người mới mắc cao. Mặc dù hầu hết các polyp đại tràng là lành tính, nhưng bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ chuyển biến thành ung thư gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào khiến cho bệnh lý polyp đại tràng đang ngày càng gia tăng về tỷ lệ người mắc cũng như mức độ nguy hiểm và có phương pháp nào để điều trị căn bệnh này? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây:

 

Polyp đại tràng là gì?

 

Polyp đại tràng là những tăng sinh nhỏ được hình thành bên trong niêm mạc đại tràng và trực tràng của bạn. Khi mắc polyp đại tràng, bạn có thể có nhiều hơn một polyp.

 

Polyp có thể có cuống hoặc không có cuống. Đa số các khối polyp là lành tính, nhưng một số polyp có khả năng hóa thành ác tính (ung thư) nếu như không được điều trị kịp thời.

 

 

 

 

 

Nguyên nhân polyp đại tràng

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh polyp đại tràng vẫn chưa được sáng tỏ. Rất nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu về các nguyên nhân hình thành bệnh polyp đại tràng và nguyên nhân được coi là chủ yếu dẫn đến việc hình thành bệnh polyp đại tràng là do đột biến gen làm phát triển tế bào không bình thường tạo thành polyp, thậm chí dẫn đến ung thư, bệnh polyp đại tràng mang tính gia đình hoặc di truyền như: bệnh polyp gia đình, hội chứng Gardner, Turcot.

 

Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự. Tuy nhiên, việc đột biến ở một số gen nhất định có thể khiến các tế bào tiếp tục phân chia ngay cả khi các tế bào mới không cần thiết. Ở đại tràng và trực tràng, sự tăng trưởng không được kiểm soát này có thể khiến polyp hình thành và phát triển ở bất cứ nơi nào trong ruột già của bạn.

 

Có hai loại polyp chính, không tân sinh và tân sinh. Polyp không tân sinh bao gồm polyp tăng sản, polyp viêm và polyp hamartomatous. Polyp không tân sinh thường không trở thành ung thư.

 

Polyp viêm có thể là biến chứng của bệnh viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn của đại tràng. Mặc dù bản thân polyp không phải là một mối đe dọa đáng kể, nhưng bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn của đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

 

Hơn nữa, với sự phát triển của xã hội, nhiều người, đặc biệt là giới trẻ càng ngày càng có lối sống không điều độ, kém khoa học và chế độ ăn nhiều chất béo, thịt đỏ, ăn ít chất xơ, ít vận động, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá và uống rượu thường xuyên. Công việc và cuộc sống luôn trong trạng thái bức bối, căng thẳng… Đây cũng là những yếu tố nguy cơ hàng đầu khiến cho polyp đại tràng phát triển và tỷ lệ trẻ hóa ở đối tượng mắc bệnh càng ngày càng gia tăng.

 

Ngoài ra một số yếu tố sau cũng góp phần gây ra polyp đại tràng, đây là những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

 

  • Có tiền sử mắc các bệnh lý viêm, loét đại - trực tràng

  • Tiền sử gia đình có người mắc viêm, loét đại tràng, polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng...

    

Một số phương pháp điều trị polyp đại tràng

Nếu một bệnh nhân gặp phải bất kỳ một trong các biểu hiện như: có máu trong phân, thay đổi thói quen đại tiện kéo dài trên một tuần hoặc đau bụng với những đặc điểm nêu trên thì cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Hiện nay, phương pháp nội soi ống mềm đại trực tràng được ứng rộng rộng rãi, là biện pháp tốt để phát hiện sớm và loại bỏ các polyp đại tràng, góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ ung thư hóa. Ở nước ta hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được thủ thuật này. Trong trường hợp có nhiều polyp hoặc polyp gây biến chứng có thể được chỉ định phẫu thuật.

 

Bác sĩ của bạn có khả năng loại bỏ tất cả các polyp được phát hiện trong khi kiểm tra ruột. Các tùy chọn để loại bỏ bao gồm:

 

  • Loại bỏ bằng kẹp hoặc một vòng dây (polypectomy). Nếu một polyp lớn hơn 0,4 inch (khoảng 1cm), một chất lỏng có thể được bơm vào bên dưới để nâng và cách ly polyp khỏi mô xung quanh để có thể loại bỏ nó.

 

  • Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Polyp quá lớn hoặc không thể loại bỏ một cách an toàn trong quá trình sàng lọc thường được loại bỏ bằng nội soi, được thực hiện bằng cách chèn một dụng cụ gọi là nội soi vào ruột.

 

  • Cắt đại tràng và trực tràng. Nếu bạn có một hội chứng di truyền hiếm gặp, chẳng hạn như FAP, bạn có thể cần phẫu thuật để cắt bỏ đại tràng và trực tràng (phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ).

 

Một số loại polyp đại tràng rất dễ trở nên ác tính. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ có thể lấy mẫu mô đại tràng của bạn để sinh thiết và kiểm tra xác định xem nó có khả năng gây ung thư hay không.

 

Bên cạnh đó, bạn nên có các biện pháp phòng ngừa polyp đại tràng từ sớm, kể cả khi bạn chưa có dấu hiệu nào của bệnh hoặc khi bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào của bệnh polyp đại tràng.

 

Một số biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị polyp đại tràng:

 

  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh:

+ Ăn các loại rau quả, quả và ngũ cốc, giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn, ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, không ăn đồ ăn hàng quán và hạn chế các thực phẩm ăn sẵn.

+ Không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia

+ Tăng cường luyện tập thể lực, giữ cân nặng ở mức hợp lý.

 

  • Sử dụng một số sản phẩm bổ sung

Khi bị polyp đại tràng bạn có thể được bác sĩ cho sử dụng các thuốc điều trị Tây y, các thuốc này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, bởi khi sử dụng trong thời gian dài, bạn có thể phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là các thuốc Tây y thường chuyển hóa và thải trừ qua Gan, Thận, gây ra rất nhiều nguy hại đến 2 cơ quan này.

 

Các chuyên gia khuyên rằng, để có thể phòng ngừa polyp đại tràng và các bệnh đại tràng, bạn nên sử dụng các sản phẩm bổ sung từ thảo dược, các sản phẩm này không chỉ có vai trò phòng ngừa polyp đại tràng mà còn hỗ trợ điều trị polyp đại tràng rất tốt.

 

Bạn có thể tham khảo sản phẩm BoniBaio của Canada và Mỹ. BoniBaio là sản phẩm kết hợp của y học hiện đại là sử dụng kết hợp giữa 6 tỷ lợi khuẩn cùng 5-HTP và các thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính và đại tràng co thắt với các tác dụng:

 

  • Cung cấp chất xơ, giảm táo bón: Hạt thì là, inulin

  • Chất xơ hòa tan là thức ăn cho lợi khuẩn phát triển: Inulin

  • Giảm co thắt đại tràng: Bạc hà, Lá bài hương

  • Chống viêm, kháng khuẩn: Gừng, bạch truật, hoàng liên

  • Nhóm mát gan, trợ tiêu hóa: Lô hội, L- arginine

  • Chứa nhiều tinh dầu giúp hệ tiêu hóa tăng tiết men: hạt thì là, lá bạc hà

  • Bổ sung trực tiếp men papain giúp cơ thể tiêu hóa đạm: đu đủ

  • Bảo vệ màng, giảm đau: cây du trơn

  • Giảm căng thẳng, stress: 5-HTP: là acid amin được chiết xuất từ hạt giống của cây Griffonia simplicifolia (một loại cây thuộc họ đậu)


Với sự phát triển của xã hội, càng ngày càng có nhiều nguyên nhân và các yếu tố gây ra bệnh polyp đại tràng. Căn bệnh này không nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được phát hiện và theo dõi điều trị sớm thì có nguy cơ sẽ tiến triển thành ung thư đại tràng. Chính vì vậy khi nắm được nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc polyp đại tràng, mỗi người chúng ta cần cố gắng thực hiện các biện pháp để giảm thiểu sự tấn công của các yếu tố này và tích cực điều trị sớm bệnh trước khi để nó tiến triển xấu. Khi có mất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Gửi câu hỏi