Ung thư đại tràng và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh

Lượt xem : 1176

Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính ở đường tiêu hóa thường gặp. Đây là căn bệnh ung thư đứng hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong vì ung thư cho khoảng 630.000 người tử vong mỗi năm trên thế giới. Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh ung thư đại tràng có thể hoành hành và có xu hướng ngày càng gia tăng? Hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng.

 

Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng là ung thư xảy ra tại đại tràng - phần cuối của ống tiêu hóa. Ung thư đại tràng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đại tràng: đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng.

 

Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa có tiên lượng tốt trong trường hợp phát hiện khi bệnh còn ở giai đoạn sớm hoặc các tổn thương tiền ung thư. Nếu phát hiện muộn thì tiên lượng bệnh kém, rất khó để chữa khỏi.

 

 

Hình ảnh có liên quan

 

 

Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng

Nguyên nhân của ung thư đại tràng cho đến nay vẫn chưa xác định chắc chắn, nhưng có một số yếu tố nguy cơ đã được thừa nhận. Đây là các yếu tố có thể ảnh hưởng và làm tăng khả năng một người có thể mắc bệnh ung thư đại tràng.

 

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị ung thư đại-trực tràng bao gồm:

 

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

  • Tuổi cao:

Mặc dù một người bình thường có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng là 4,5%, nhưng có tới 90% các ca ung thư này xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Do đó, nguy cơ bị ung thư đại trực tràng, đặc biệt nguy cơ tăng cao rõ rệt sau 50 tuổi Rủi ro tăng theo tuổi trong suốt cuộc đời.

 

 

 

 

  • Tiền sử bị polyp đại tràng:

Đa số polyp đại tràng là lành tính nhưng vẫn có một số khả năng trở thành ác tính (ung thư). Vì vậy, một người càng có nhiều polyp đại tràng hoặc có một vài polyp nhưng kích thước lớn thì cần phải lưu tâm, cảnh giác, không được chủ quan, bởi vì, rất có thể trở thành ung thư đại trực tràng bất cứ lúc nào.

 

  • Tiền sử bị viêm đại-trực tràng, bao gồm cả bệnh Crohn.

Ở những người viêm đại – trực tràng trong thời gian dài, dẫn đến niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc tình trạng viêm loét tái phát liên tục, các tế bào biểu mô niêm mạc sẽ có nguy chuyển thành ác tính, gây ra ung thư đại tràng.

 

Các nghiên cứu đã chứng minh, nguy cơ ung thư tăng 20 - 25% ở những người bị viêm đại tràng mãn tính.

 

 

 

 

  • Tiền sử gia đình bị ung thư hoặc polyp dạng tuyến đại-trực tràng:

Mặc dù tất cả mọi người đều có thể mắc ung thư đại – trực tràng, và nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng của tất cả mọi người khoảng 5%.

 

Tuy nhiên, nguy cơ này tăng lên ở người có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, người bệnh có bệnh sử ung thư buồng trứng, tử cung, vú, người bệnh hoặc gia đình có bệnh sử mắc polyp hoặc viêm loét đại trực tràng… Theo thống kê cứ 1 trong 5 bệnh nhân ung thư đại-trực tràng có thành viên trong gia đình cũng bị ung thư đại-trực tràng, thường gặp nhất ở bố mẹ, anh chị em ruột.

 

  • Các hội chứng di truyền:

5 – 10% bệnh nhân ung thư đại – trực tràng có các đột biến gen di truyền, phổ biến nhất là các trường hợp bị đa polyp dạng tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis - FAP) và hội chứng Lynch (ung thư đại tràng không đa polyp di truyền – hereditary non-polyposis colon cancer – HNPCC). Các bệnh nhân này thường bị bệnh khi tuổi còn trẻ.

 

  • Chủng tộc và dân tộc:

Người Mỹ gốc Phi và người Do Thái gốc Đông Âu có tỷ lệ mắc và tử vong ung thư đại-trực tràng cao nhất trong các nhóm chủng tộc.

 

  • Mắc bệnh đái tháo đường type 2:

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao và tiên lượng kém hơn khi được chẩn đoán ung thư đại trực tràng do:

 

  • Ở bệnh nhân đái tháo đường, lượng đường huyết luôn cao sẽ tăng kháng đối với hormone insulin, dẫn đến sự gia tăng bài tiết các protein tương tự như insulin, làm tăng sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

 

  • Việc dùng thuốc chữa đái tháo đường là metformin và thuốc ức chế men alpha glucosidase có thể gây ra những rối loạn ở ruột và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đại tràng.

 

​​​​​​​Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

  • Béo phì:

Nghiên cứu do Đại học Y Washington, Mỹ thực hiện dựa trên thu thập dữ liệu từ 85.256 phụ nữ tuổi từ 25 đến 44, được thực hiện từ năm 1989. Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin chi tiết về trọng lượng cơ thể theo chu kỳ 2 - 4 năm/lần. Tính đến năm 2011, các bác sĩ đã chẩn đoán 114 trường hợp ung thư đại trực tràng dưới 50 tuổi.

 

So với những phụ nữ có chỉ số BMI thấp nhất, tương đương 18,5 - 22,9 kg/m2, những phụ nữ có chỉ số BMI cao nhất, lớn hơn 30, có gần gấp đôi nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng sớm.

 

 

 

 

  • Ít hoạt động thể lực:

Theo kết quả của một nghiên cứu, những người có hoạt động thể lực thường xuyên có thể giảm 27% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

 

Ngoài ra việc hoạt động thể lực thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ béo phì- là một yếu tố cũng làm tăng khả năng mắc ung thư đại tràng.

 

  • Chế độ ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu, gan) và thịt chế biến công nghiệp (xúc xích, thức ăn nhanh), thịt nấu ở nhiệt độ rất cao (rán, nướng).

Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn ở những người có chế độ ăn giàu protein động vật, đặc biệt là thịt đỏ.

 

Một nghiên cứu của châu Âu năm 2005 đã kết luận rằng, những người ăn nhiều thịt đỏ mỗi ngày tăng 33% nguy cơ ung thư đại trực tràng. Mặt khác, chế độ ăn uống giàu rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, do đó bạn nên cân chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp.

 

  • Hút thuốc lá.

Tại Việt Nam, số ca mắc ung thư đại trực tràng mỗi năm khoảng 8.000 ca, dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn 13.000 ca.

 

Người có thói quen sử dụng thuốc lá lâu dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn người bình thường 30 – 40%.

 

  • Uống nhiều rượu bia.

Tiêu thụ rượu bia từ trung bình đến nặng có liên quan đến nguy cơ ung thư đại tràng và trực tràng tăng gấp 1,2 đến 1,5 lần so với người không sử dụng rượu.

 

Làm sao để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng

Như phần 2 chúng ta đã tìm hiểu, các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng được chia làm 2 nhóm là nhóm yếu tố có thể thay đổi được và nhóm yếu tố không thể thay đổi được.

 

Để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, ta có thể tác động vào nhóm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.

 

Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng:

 

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh:

+ Hạn chế ăn thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn

 

+ Ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, không ăn đồ ăn ở vỉa hè, những nơi bụi bặm

 

+ Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, các thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất khoáng

 

  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao

  • Giảm cân nếu thừa cân và cố gắng giữ chỉ số BMI ở mức tiêu chuẩn

  • Hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá

  • Sử dụng sản phẩm từ thảo dược nhằm phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đại tràng

 

Xu hướng của điều trị các bệnh lý đại tràng hiện nay là kết hợp giữa y học hiện đại và các sản phẩm thảo dược, nhờ vậy mà giảm được các tác dụng phụ do điều trị bằng thuốc tây y mà vẫn cho hiệu quả điều trị tốt.

 

BoniBaio là sản phẩm đến từ Canada được kết hợp giữa 6 tỷ lợi khuẩn, 5- HTP và thảo dược thiên nhiên như Bạch truật, hạt Thìa là, lá Bạc Hà, Hoàng Liên… nhờ vậy mà cho hiệu quả làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh lý đại tràng nhờ vậy có tác dụng tốt trong phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đại tràng, giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

 

Ung thư đại tràng là căn bệnh nguy hiểm nếu như không được điều trị sớm. Chính vì vậy khi nắm được các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, mỗi người chúng ta cần cố gắng thực hiện các biện pháp để giảm thiểu sự tấn công của các yếu tố này. Tuy nhiên kể cả khi bạn đã được chẩn đoán là mắc ung thư đại tràng cũng đừng lo lắng, những biện pháp làm giảm các yếu tố nguy cơ này vẫn có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị và làm chậm lại sự tiến triển xấu của các khối ung thư. Nếu có bất kỳ khó khăn thắc mắc nào liên quan đến các bệnh lý đại tràng, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Gửi câu hỏi