Viêm đại tràng màng giả là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị
Viêm đại tràng màng giả còn có nhiều tên gọi khác là viêm đại tràng giả mạc, viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh, viêm đại tràng Clostridium difficile… Đây là một loại viêm đại tràng cũng khá thường gặp. Nếu như không có những hiểu biết cũng như kiến thức bệnh học thì sẽ rất khó để nhận biết được bệnh lý này.
Ở bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về viêm đại tràng màng giả là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
Bệnh viêm đại tràng màng giả là gì ?
Viêm đại tràng màng giả là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại niêm mạc đại tràng có sự xuất hiện các mảng trắng vàng kết hợp với nhau để tạo thành lớp giả mạc.
Đây là căn bệnh được phát hiện đầu tiên vào năm 1978 và số lượng người bệnh ngày càng tăng lên không ngừng. Chỉ tính riêng tại Mỹ trong năm 2011 đã có khoảng 453,000 trường hợp bị viêm đại tràng màng giả và có đến 29,000 trường hợp tử vong vì nguyên nhân này. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh lý này cao hơn một chút so với nam giới.
Viêm đại tràng màng giả
>>> Xem ngay: Bị viêm đại tràng nên ăn rau quả gì cho tốt?
Nguyên nhân gây viêm đại tràng màng giả
Bệnh viêm đại tràng màng giả thường gặp nhất là do nguyên nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột. Bình thường trong cơ thể của chúng ta, tại đường ruột, sự căn bằng hệ thống vi sinh vật, vi khuẩn có lợi luôn được ổn định. Nhưng việc sử dụng kháng sinh nhiều hay do nguyên nhân từ chế độ ăn uống hằng ngày khiến cho sự cân bằng này bị phá vỡ. Các vi khuẩn có hại xâm nhập, sinh sản nhiều tấn công niêm mạc và gây viêm nhiễm. Trong đó vi khuẩn Clostridium difficile là tác nhân phổ biến nhất gây viêm đại tràng màng giả.
Theo lý thuyết thì loại kháng sinh nào cũng có thể dẫn đến viêm đại tràng màng giả nếu sử dụng kéo dài hoặc sử dụng không đúng cách. Nhưng thực tế thì chỉ có một số loại là dễ gây ra căn bệnh đại tràng này. Đó là:
+Khánh sinh Fluoroquinolones như: ciprofloxacin (Cipro) và levofloxacin
+Kháng sinh Penicillin như amoxicillin và ampicillin
+Kháng sinh Clindamycin (Cleocin)
+Kháng sinh Cephalosporin như cefixime (Suprax)
Ngoài ra thì một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra viêm đại tràng màng giả là:
+Vi khuẩn: Clostridium ramosum, Escherichia coli, Klebsiella oxytoca, Plesiomonas shigelloides , Salmonella enterica, chủng Shigella …
+Ký sinh trùng: Entamoeba histolytica , Schistosoma mansoni, Strongyloides stercoralis.
+Virus: Cytomegalovirus
+Xảy ra sau một số bệnh: viêm ruột, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, bệnh Behcet
+Một số loại thuốc điều trị khác: Alosetron, Dextroamphetamine, Glutaraldehyd, Docetaxel…
Nguyên nhân viêm đại tràng màng giả
>>> Xem ngay: Người viêm đại tràng bị táo bón có bất thường không?
Triệu chứng nhận biết viêm đại tràng màng giả là gì ?
Kể từ khi khởi phát viêm đại tràng màng giả thì thường một hai ngày sau người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện triệu chứng. Nhưng cũng có trường hợp 1 tuần sau mới có.
Các dấu hiệu phổ biến nhất của viêm đại tràng màng giả là:
+Tiêu chảy kéo dài, đi ngoài ra nước, phân có mùi hôi, có thể lẫn máu hoặc mủ, chất dịch…
+Mất nước, thiếu điện giải, sốt.
+Buồn nôn, nôn.
+Đau bụng, chuột rút tại vùng bụng.
Một số trường hợp nghiêm trọng hơn thì người bênh sẽ có các biểu hiện: huyết áp thập, giảm nhịp tim, mạch yếu…
Triệu chứng nhận biết viêm đại tràng màng giả
Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng màng giả
Để xác định được chính xác căn bệnh này thì sẽ cần phải sử dụng đến một số xét nghiệm sau:
+Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu.
+Xét nghiệm mẫu phân để phát hiện những vi khuẩn có hại, gây bệnh trong đường ruột.
Người bệnh cũng có thể được nội soi đại tràng để quan sát trực tiếp hình ảnh niêm mạc. Và một số trường hợp bác sỹ sẽ lấy một ít mô của đại tràng để làm một số kiểm tra khác.
Đối với các trường hợp nghiêm trọng thì các xét nghiệm hình ảnh, như chụp X-quang hoặc chụp CT bụng dưới.
Chẩn đoán viêm đại tràng màng giả
Cách điều trị bệnh viêm đại tràng màng giả
Nếu nguyên nhân là do một loại kháng sinh gây ra thì bác sĩ có thể kê toa các loại kháng sinh khác giúp vi khuẩn tốt phát triển trở lại để các triệu chứng của người bệnh sẽ biến mất nhanh chóng.
Trong trường hợp bị nhiễm nhuẩn thì người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc điều trị để tiêu diệt vi khuẩn ở trong đường ruột. Các thuốc này có thể dùng bằng đường uống hoặc đường tiêm truyền tĩnh mạch tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.
Đặc biệt một số trường hợp bị bội nhiễm, hoại tử hay thủng đại tràng thì bắt buộc người bệnh phải được điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa.
>>> Xem ngay: Bệnh viêm đại tràng có dẫn đến ung thư không?
Mời các bạn xem thêm:
- Viêm đại tràng nên ăn rau quả gì tốt
- Người viêm đại tràng bị táo bón có bất thường không
- Bệnh viêm đại tràng có dẫn đến ung thư không
- [MẸO CHỮA BỆNH HAY] Cách chữa viêm đại tràng bằng phương pháp dân gian
- [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Bị viêm đại tràng ăn chuối có việc gì không?
- Phòng ngừa viêm đại tràng hiệu quả với 3 cách sau đây
- [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Bệnh viêm đại tràng có lây không?
- Phình đại tràng và viêm đại tràng bẩm sinh
- Xét nghiệm viêm đại tràng để làm gì và ở đâu chính xác nhất?
- Viêm đại tràng gây táo bón và không đi cầu được
Bài đọc nhiều nhất
- Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa (phần 1)
- Nhờ có bonibaio bệnh đại tràng 10 năm đã ổn
- Viêm đại tràng tiếng anh là gì?
- Viêm đại tràng nên ăn rau quả gì tốt
- Chia sẻ cách chữa viêm đại tràng bằng quả sung
- Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? dưới đây là câu trả lời cho người bệnh
- Viêm đại tràng co thắt khám ở đâu chính xác nhất?
- Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
- 4 dấu hiệu bệnh viêm đại tràng điển hình nhất
- 6 dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt mà bạn nên biết
Gửi câu hỏi
Tags